Decal là một trong những chất liệu phổ biến nhất trong ngành in ấn, quảng cáo. Đã bao giờ bạn thắc mắc về các loại decal, và loại nào thực sự phù hợp với nhu cầu hiện tại của bạn? Cùng tìm hiểu với Quảng cáo Tây Nguyên nhé!
1, Decal PP
PP là một loại decal với chất liệu đặc biệt không thể nhìn xuyên qua. PP thường được ứng dụng trong trang trí, in poster, standee…
Ưu điểm của PP là ứng dụng được nhiều lĩnh vực, ngành nghề.
Khuyết điểm: Khó lột bỏ lớp keo sau khi dính trên bề mặt.
2, Decal mờ
Những không gian cần sự riêng tư như văn phòng làm việc, phòng tắm đều cần đến sự hỗ trợ đắc lực của decal mờ. Decal mờ được cấu thành từ nhiều nguyên liệu khác nhau, chủ yếu là pony vinyl và keo.
3, Decal phản quang
Decal phản quang làm từ chất liệu tự phát sáng với độ sáng phù hợp khi có ánh sáng chiếu vào. Các công trình cần nhiều biển báo, chỉ dẫn như sân bay, nhà ga, công trình xây dựng, chỉ dẫn giao thông đều dùng loại decal này.
4, Decal lưới
Decal lưới dùng để dán lên kính trang trí hoặc vách ngăn văn phòng, đồng thời nó không che khuất tầm nhìn khi ta nhìn từ mặt sau, còn khi nhìn từ mặt trước thì nó sẽ bị che đi, không thấy được mặt trong, decal lưới thường dễ dán, dễ in và có độ bám tốt với kính, dùng để in phun mực kỹ thuật số để tạo ra những sản phẩm đẹp và lạ mắt với người dùng, nhưng chỉ duy nhất có 1 nhược điểm trong nghành in ấn là không thể thể hiện được những chi tiết nhỏ vì nó có nhiều lỗ rỗng, chỉ in được những chi tiết lớn hoặc những mảng màu, hình ảnh lớn.
5, Decal bảy màu
Decal 7 màu hay còn gọi là decal hologram, đây là loại decal rất đặc biệt được sản xuất bởi công nghệ hologram. Nhìn vào bề mặt của loại decal này bạn sẽ thấy chúng có rất nhiều màu và màu trên bề mặt sẽ thay đổi theo góc nhìn theo 7 sắc cầu vồng.
Decal 7 màu hiện nay được sử dụng với mục đích chính là chống lại tình trạng làm hàng nhái không đạt đủ chất lượng. Khách hàng khi mua sẽ nhận biết đâu là sản phẩm chính hãng của nhà phân phối. Bạn có thể bắt gặp loại tem này trên các loại thực phẩm thức năng, thuốc hoặc các đồ dùng điện tử.
6, Decal sữa
Decal sữa là loại giấy decal có màu trắng sữa với cấu tạo gồm 4 lớp như các loại decal khác: lớp mặt giấy bên ngoài; lớp keo; lớp silicon hoặc PE-silicon; lớp đế bảo vệ keo. Tuy nhiên, decal sửa đảm bảo độ dẻo dai và bền bỉ nên được ứng dụng hầu hết trong mọi lĩnh vực như ngành thực phẩm, mỹ phẩm, nội thất…
7, Decal giấy
Decal giấy là loại decal được cấu tạo hoàn toàn bằng giấy nguyên chất ở lớp mặt, lớp keo, lớp silicon và cả lớp đế.
Decal giấy có đặc điểm của decal là bám dính nhưng cũng mang đặc điểm của giấy là có thể thấm nước, chính vì vậy decal giấy chỉ dùng dán các sản phẩm không có nước hay dán trong nhà.
8, Decal trong
Đây là loại decal có độ trong suốt cả 2 mặt, có thể nhìn xuyên qua được. Khi in nội dung lên decal trong suốt sẽ không nổi bật như decal PP nhưng lại tạo được vẻ tinh tế, sang trọng và lịch sự.
9, Decal chuyển nhiệt
In decal chuyển nhiệt hay còn được gọi với tên thông dụng là decal nhiệt. Đây là loại chất liệu có tính năng và đặc tính cao hơn so với decal thông dụng. Kỹ thuật in này sử dụng nhiệt để làm nóng lớp bao Ribon, để hình ảnh dính lên chặt lên vật liệu cần in.
Bạn cũng có thể hiểu in decal chuyển nhiệt chính làm nóng mực in dưới tác động của nhiệt độ cao. Những phân tử mực nóng lên sẽ bám trực tiếp vào vật liệu cần in và bám chặt vào đó.
Các vật liệu thường dùng phương pháp In decal chuyển nhiệt là các loại vải, quần áo, giấy cứng, nhựa….. Nhiệt độ mà phương pháp in decal chuyển nhiệt cho độ bền vượt trội từ 150 độ C.
10, Decal nam châm cao su dẻo
Loại decal này còn được gọi với cái tên là miếng dán nam châm. Decal nam châm được dùng dán tạm thời trên các thân xe tải, ô tô, xe bus. Decal có cấu tạo 2 phần là lớp mặt trên PVC và miếng nam châm dẻo phía dưới.
Bạn đang băn khoăn không biết loại decal nào phù hợp với mục đích sử dụng của mình? Liên hệ ngay Quảng cáo Tây Nguyên nhé!
Liên hệ chúng tôi để được tư vấn miễn phí ngay bây giờ.